Phân biệt Chiller giải nhiệt nước và Chiller giải nhiệt gió

Chiller được biết đến là hệ thống máy làm lạnh có công suất rất lớn. Vì vậy, hệ thống này thường được lựa chọn cho các công trình lớn như nhà máy, trung tâm thương mại và phòng sạch. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không chí Chiller

Chiller giải nhiệt nước

Đầu tiên, nước sẽ được luân chuyển tuần hoàn qua đường ống dẫn và hạ nhiệt động xuống 7 độ C. Sau đó, nước được vận chuyển qua dàn trao đổi nhiệt FCU/AHU. Lúc này, không khí tuần hoàn trong phòng sẽ lấy hơi lạnh từ nước làm cho nhiệt độ phòng giảm. Còn lượng nước đó sẽ bị hấp thụ nhiệt và tăng lên khoảng 12 độ C. Bơm nước bơm ngược trở lại Chiller. Nước tiếp tục lại được làm lạnh xuống 7 độ C. Vòng tuần hoàn cứ tiếp tục như vậy.

Tháp giải nhiệt là thiết bị trao đổi nhiệt cuối cùng trong chu trình nhiệt của hệ điều hòa không khí hoặc giải nhiệt. Nó đảy nhiệt cuối cùng ra môi trường không khí.

Đặc điểm:

Công suất hoạt động lớn từ 5ton đến trên 1000ton. Thích hợp với công trình lớn hoặc rất lớn.

Tính ổn định giải nhiệt cao hơn so với hệ chống Chiller giải nhiệt gió.

Chi phí ban đầu lớn

Chiller giải nhiệt gió

Hệ thống Chiller giải nhiệt gió áp dụng nguyên lí làm lạnh cưỡng bức bằng gas giống như chiller giải nhiệt nước. Về bản chất thì tháp giải nhiệt gió hay nước đều sử dụng nguyên lý trao đổi nhiệt giữa nước và không khí là truyền nhiệt và bay hơi.

Chiller giải nhiệt gió có công suất hoạt động nhỏ. Thích hợp sử dụng ở những công trình yêu cầu công suất nhỏ, những vùng nước nhiễm phèn.

Chiller giải nhiệt gió không sử dụng tháp giải nhiệt để giải nhiệt gas mà dùng quạt hút cưỡng bức để giải nhiệt. Chiller giải nhiệt gió hiệu suất lạnh của nó kém hơn chiller giải nhiệt nước rất nhiều, chỉ bằng 70% hiệu suất làm lạnh. Cần phải bảo dưỡng thường xuyên.

Đặc điểm:

Hệ thống nhỏ gọn, nên tiết kiệm điện tích, đễ vận chuyển lắp đặt

Có thể làm việc ở nơi không có nguồn nước sạch hoặc nguồn nước chứa hóa chất

Thường được ứng dụng ở những ngành nghề như: giải nhiệt cho hóa chất, làm mát nhà xưởng, và những nơi có nguồn nước bẩn.

Đối với Chiller giải nhiệt gió quá trình bảo dưỡng sẽ dày hơn giải nhiệt nước.

Vậy khi nào nên sử dụng hệ thống Chiller giải nhiệt nước và khi nào nên dùng Chiller giải nhiệt gió?

Để trả lời được câu hỏi này lại phụ thuộc rất lớn về bài toán chi phí, hiệu quả tiết kiệm cũng như không gian lắp đặt tại công trình. Về hiệu quả làm lạnh cả hai đều mang lại hiệu quả tốt với không gian phù hợp.

Công ty Điều hòa Quốc Tế Thăng Long với nhiều năm kinh nghiệm lắp đặt hệ thống Chiller. Đã hoàn thành nhiều dự án khác nhau từ nhà máy, phòng sạch, bệnh viện,…. Luôn tư vấn  chính xác và hợp lý nhất với nhu cầu của chủ đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *